Nếu không sử dụng cảm biến áp suất lốp, mỗi khi kiểm tra áp suất định kỳ sẽ khá bất tiện.
Vì vậy, việc lắp đặt thiết bị này giúp người lái có thể cập nhật và theo dõi tình trạng áp suất lốp xe ô tô thường xuyên.
Thường thì, lốp ô tô sẽ mất khí với mức trung bình khoảng 1 Psi/inch vuông/tháng. Tuy nhiên, nếu lốp bị rò rỉ tanh, rò rỉ đầu van hoặc có nhiều vết vá, áp suất sẽ giảm nhanh hơn.
Việc sử dụng lốp non có thể làm giảm đến 30% tuổi thọ của lốp và tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
Vì vậy, để tăng tuổi thọ của lốp và tiết kiệm nhiên liệu tối đa, bạn nên lắp đặt cảm biến áp suất lốp để có thể bơm lốp đúng thời điểm.
Lắp đặt cảm biến áp suất giúp người lái nhanh chóng phát hiện và xử lý các vấn đề bất thường như lốp bị rò rỉ van, rò rỉ tanh lốp hay bị tụt áp…
Điều này giúp bạn đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển, tránh xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.
Xem thêm:
Van cảm biến dùng để đo áp suất lốp xe được sản xuất bằng thép không gỉ và được lắp đặt bên trong hoặc bên ngoài lốp ô tô. Nó bao gồm một lớp màng cảm biến và nhiều cảm biến nhỏ được đặt trên màng. Chức năng của van này là đo áp suất trong mỗi lốp xe.
Cách hoạt động của van cảm biến rất đơn giản. Khi áp suất trong lốp tác động vào màng cảm biến, cấu trúc của màng sẽ bị biến dạng và các vi mạch điện tử sẽ phát ra tín hiệu điện để đưa ra giá trị áp suất lốp chính xác.
Bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ xử lý tín hiệu thu được từ van cảm biến, đồng thời phát các trị số ra màn hình hiển thị riêng hoặc điện thoại, màn hình Android xe…
Bộ phận này có chức năng hiển thị các trị số áp suất lốp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều dòng cảm biến áp suất được tích hợp tính năng kết nối hiển thị trên điện thoại thông minh hay màn hình trung tâm xe thay vì trang bị màn hình hiển thị.
Đối với những sản phẩm có màn hình hiển thị rời thì bộ xử lý trung tâm sẽ được tích hợp chung, loại không có màn hình thì bộ xử lý trung tâm là cục cảm biến riêng.